Dòng chuyên gia kỹ thuật

Môn học này cung cấp thông tin tổng quan và kiến thức chung về QLRBV và CCR. Các học viên cần được trang bị kiến thức chung về khái niệm QLRBV và CCR, khung pháp lý và bối cảnh pháp lý quốc tế và Việt Nam có liên quan. Thông tin về hiện trạng, cơ hội và thách thức của việc triển khai QLRBV và CCR, và kiến thức chung về vai trò và chức năng của rừng đối với việc ra quyết định và lập kế hoạch. Các nội dung chính gồm:

  • Giới thiệu về QLRBV; các nguyên tắc sinh thái, kinh tế và xã hội trong quản lý rừng;
  • Giới thiệu CCR và các hệ thống CCR.
  • Khung pháp lý quốc tế có liên quan (ILO, CBD, Stochkhom, CITES…) và quy định pháp luật của Việt Nam về QLRBV và CCR.
  • Thực trạng, cơ hội và thách thức trong bối cảnh hiện tại và nhiệm vụ cho các nhà quản lý rừng.

Cung cấp kiến thức về quản lý nguồn giống, vườn ươm và sản xuất cây giống theo quy định hiện hành về quản lý giống và vườn ươm, cụ thể:

  • Quản lý giống bao gồm rừng giống, vườn giống, vật liệu giống…
  • Xây dựng và quản lý vườn ươm đáp ứng các yêu cầu quy định về sản xuất cây giống, bao gồm chứng nhận nguồn giống và cây giống, sử dụng hóa chất…
  • Các kỹ thuật cơ bản trong sản xuất cây giống (tập trung một số loài trồng rừng phổ biến), bệnh cây điển hình, đánh giá và cải thiện chất lượng cây giống;
  • Thực hành kỹ thuật vườn ươm và sản xuất cây giống tại một vườn ươm. Thăm quan các mô hình trồng rừng bằng các nguồn giống được cải thiện.

Cung cấp kiến thức về khái niệm và kỹ thuật lâm sinh cho rừng tự nhiên theo các quy định hiện hành.

  • Các nguyên tắc cơ bản (sinh thái và kinh tế) cho phục hồi và nuôi dưỡng rừng nhằm đáp ứng các mục tiêu quản lý rừng đặt ra (sản xuất gỗ, LSNG, dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái…);
  • Quy định các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng tự nhiên
  • Xúc tiến tái sinh tự nhiên: Xác định cây tái sinh mục đích, mở tán, chăm sóc cây tái sinh…
  • Trồng làm giàu rừng, bao gồm lựa chọn loài cây (kiến thức về nhu cầu sinh thái và tiềm năng phát triển của các loài cây có liên quan), chuẩn bị hiện trường và trồng rừng, phương pháp trồng dưới tán;
  • Nuôi dưỡng rừng tự nhiên dựa trên các nguyên tắc và phương pháp tiên tiến để kiểm soát sinh trưởng và chất lượng của rừng theo mục tiêu quản lý;
  • Thực hành trên hiện trường về các biện pháp kỹ thuật xúc tiến tái sinh và làm giàu rừng.

Cung cấp kiến thức về khái niệm và kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng theo các quy định hiện hành:

  • Các nguyên tắc cơ bản (sinh thái và kinh tế) trong trồng, chăm sóc và nuôi dưỡng rừng trồng nhằm đáp ứng các mục tiêu đặt ra (sản xuất gỗ, LSNG, dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái…);
  • Quy định các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng trồng
  • Phân dạng lập địa, lựa chọn loài phù hợp điều kiện lập địa;
  • Lựa chọn loài cây trồng cho các mục đích khác nhau;
  • Chuẩn bị hiện trường và trồng rừng;
  • Chăm sóc, bón phân, tỉa cành và tỉa thưa;
  • Các khía cạnh kinh tế và sinh thái của rừng trồng, các hệ thống nông lâm kết hợp;

Cung cấp thông tin và kiến thức về quy định hiện hành trong phòng trừ sâu bệnh hại cây rừng, cách phòng trừ sâu bệnh hại rừng trồng một số loài cây phổ biến và các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp.

  • Các quy định hiện hành về phòng trừ sâu bệnh hại cây rừng;
  • Thông tin và kiến thức chung về sâu bệnh do nấm, vi khuẩn và côn trùng ảnh hưởng đến cây rừng (chủ yếu ở vườn ươm và rừng trồng);
  • Quá trình gây bệnh, triệu chứng, cách nhận biết sâu bệnh hại một số loài cây trồng rừng phổ biến (cả vườn ươm và rừng trồng);
  • Các biện pháp phòng, trừ, quản lý dịch hại tổng hợp;
  • Thực hành trên hiện trường về cách nhận biết sâu bệnh hại một số loài cây trồng phổ biến và một số biện pháp phòng trừ.

Cung cấp kiến thức về kỹ thuật RIL (bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng), từ lập kế hoạch, thiết kế đến thực hiện, bao gồm các nội dung sau:

  • Những yêu cầu đối với RIL;
  • Thiết kế RIL;
  • Trang thiết bị và bảo trì;
  • An toàn lao động / sơ cứu / thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE);
  • Lán trại;
  • Quản lý chất thải;
  • Kỹ thuật chặt hạ;
  • Vận xuất, vận chuyển gỗ;
  • Vệ sinh rừng sau khai thác;
  • Thực hành trên hiện trường về một số biện pháp RIL.

Cung cấp kiến thức về thiết kế, xây dựng và bảo trì hệ thống đường lâm nghiệp và bãi gỗ trên nguyên tắc sinh thái và kinh tế:

  • Phân loại đường và mật độ đường;
  • Thiết kế hệ thống đường (đường vận xuất, đường lâm sinh);
  • Thông số kỹ thuật của đường;
  • Sửa đường;
  • Bảo dưỡng đường;
  • Xây dựng bãi gỗ;
  • Kiểm soát xói mòn đất;
  • Kiểm soát sạt lở đất;
  • Thoát nước;
  • An toàn lao động;
  • Quản lý chất thải;
  • Thực hành trên hiện trường về một số biện pháp bảo trì hệ thống đường lâm nghiệp.

Cung cấp kiến thức và thông tin về CCR và một số hệ thống CCR quan trọng như FSC, PEFC, cụ thể như sau:

  • Giới thiệu chung về CCR (bối cảnh, lịch sử phát triển, lợi ích, cấu trúc hệ thống CCR…);
  • Giới thiệu các hệ thống CCR như PEFC, FSC và hệ thống quốc gia bao gồm các bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững (FM), chuỗi hành trình sản phẩm (CoC), tiêu chuẩn chứng chỉ nhóm (FM và CoC);
  • Quy trình cấp chứng chỉ;
  • Phí cấp chứng chỉ;
  • Kỹ thuật đánh giá, báo cáo chứng chỉ, báo cáo giải trình, yêu cầu hành động khắc phục (CAR);
  • Đánh giá tác động môi trường & đánh giá tác động xã hội (EIA & SIA), đánh giá rừng có giá trị bảo tồn cao (HCVF), tham vấn các bên liên quan
  • Các lỗi không tuân thủ phổ biến phát hiện trong quá trình đánh giá cấp chứng chỉ tại Việt Nam; kinh nghiệm sửa lỗi và đóng lỗi;
  • Chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm (CoC).
  • Khảo sát và thực hành (một số hoạt động của kiểm toán viên, các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, đánh giá tác động môi trường).

Bản quyền thuộc về Trung tâm đào tạo quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng