Dòng chuyên gia lập kế hoạch quản lý rừng bền vững

Môn học này cung cấp thông tin tổng quan và kiến thức chung về QLRBV và CCR. Các học viên cần được trang bị kiến thức chung về khái niệm QLRBV và CCR, khung pháp lý và bối cảnh pháp lý quốc tế và Việt Nam có liên quan. Thông tin về hiện trạng, cơ hội và thách thức của việc triển khai QLRBV và CCR, và kiến thức chung về vai trò và chức năng của rừng đối với việc ra quyết định và lập kế hoạch. Các nội dung chính gồm:

  • Giới thiệu về QLRBV; các nguyên tắc sinh thái, kinh tế và xã hội trong quản lý rừng;
  • Giới thiệu CCR và các hệ thống CCR.
  • Khung pháp lý quốc tế có liên quan (ILO, CBD, Stochkhom, CITES…) và quy định pháp luật của Việt Nam về QLRBV và CCR.
  • Thực trạng, cơ hội và thách thức trong bối cảnh hiện tại và nhiệm vụ cho các nhà quản lý rừng.

Cung cấp kiến thức xây dựng và cập nhật các bản đồ cần thiết cho việc xây dựng và thực hiện phương án QLRBV, gồm các nội dung:

  • Mục tiêu xây dựng và cập nhật bản đồ;
  • Các loại bản đồ chuyên đề cần thiết cho việc xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng.
  • Phương pháp xây dựng bản đồ và cập nhật bản đồ (ứng dụng viễn thám, GIS, khảo sát mặt đất với GPS); nội dung kỹ thuật của từng loại bản đồ (định dạng, đặc điểm kỹ thuật, tỷ lệ, bố cục…).
  • Khai thác thông tin từ bản đồ (khu vực, thuộc tính, dữ liệu…).
  • Thực hành trên hiện trường về kiểm tra và khoanh vẽ một số lớp thông tin chuyên đề.

Cung cấp kiến thức về khái niệm và kỹ thuật lâm sinh cho rừng tự nhiên theo các quy định hiện hành.

  • Các nguyên tắc cơ bản (sinh thái và kinh tế) cho phục hồi và nuôi dưỡng rừng nhằm đáp ứng các mục tiêu quản lý rừng đặt ra (sản xuất gỗ, LSNG, dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái…);
  • Quy định các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng tự nhiên
  • Xúc tiến tái sinh tự nhiên: Xác định cây tái sinh mục đích, mở tán, chăm sóc cây tái sinh…
  • Trồng làm giàu rừng, bao gồm lựa chọn loài cây (kiến thức về nhu cầu sinh thái và tiềm năng phát triển của các loài cây có liên quan), chuẩn bị hiện trường và trồng rừng, phương pháp trồng dưới tán;
  • Nuôi dưỡng rừng tự nhiên dựa trên các nguyên tắc và phương pháp tiên tiến để kiểm soát sinh trưởng và chất lượng của rừng theo mục tiêu quản lý;
  • Thực hành trên hiện trường về các biện pháp kỹ thuật xúc tiến tái sinh và làm giàu rừng.

Cung cấp kiến thức về khái niệm và kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng theo các quy định hiện hành:

  • Các nguyên tắc cơ bản (sinh thái và kinh tế) trong trồng, chăm sóc và nuôi dưỡng rừng trồng nhằm đáp ứng các mục tiêu đặt ra (sản xuất gỗ, LSNG, dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái…);
  • Quy định các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng trồng
  • Phân dạng lập địa, lựa chọn loài phù hợp điều kiện lập địa;
  • Lựa chọn loài cây trồng cho các mục đích khác nhau;
  • Chuẩn bị hiện trường và trồng rừng;
  • Chăm sóc, bón phân, tỉa cành và tỉa thưa;
  • Các khía cạnh kinh tế và sinh thái của rừng trồng, các hệ thống nông lâm kết hợp;

Môn học này cung cấp kiến thức và kỹ năng cho các học viên về phân tích kinh tế, tài chính và thị trường để phát triển phương án kinh doanh của doanh nghiệp:

  • Phân tích kinh tế;
  • Phân tích tài chính;
  • Phân tích thị trường (thị trường trong nước và quốc tế về gỗ, LSNG, PES…);
  • Xây dựng phương án kinh doanh;
  • Làm bài tập thực hành xây dựng phương án kinh doanh cho một doanh nghiệp lâm nghiệp.

Môn học cung cấp thông tin và kiến thức về xây dựng kế hoạch quản lý rừng phục vụ xây dựng phương án QLRBV phù hợp với các quy định pháp luật. Nội dung môn học bao gồm:

  • Mục tiêu của xây dựng phương án QLRBV;
  • Quy định về xây dựng phương án QLRBV (Thông tư số 28/2018 của Bộ NN & PTNT);
  • Dữ liệu cần thiết để lập kế hoạch và xây dựng phương án QLRBV;
  • Tham vấn các bên liên quan trong xây dựng phương án QLRBV;
  • Các hoạt động lâm nghiệp được xác định trong phương án QLRBV;
  • Tính toán lượng gỗ và lâm sản khai thác;
  • Tính toán kinh phí;
  • Đánh giá và quản lý rủi ro;
  • Trình tự thủ tục phê duyệt phương án QLRBV;
  • Thực hiện phương án QLRBV;

Cung cấp kiến thức về lập kế hoạch M&E, kỹ thuật M&E phục vụ cho việc xây dựng, điều chỉnh và giám sát thực hiện phương án QLRBV. M&E phải bao gồm tất cả các hoạt động và các khía cạnh, kể cả là chuỗi hành trình sản phẩm (CoC). Nội dung môn học bao gồm các chủ đề sau:

  • Yêu cầu về M&E;
  • Định nghĩa / xác định các chỉ số;
  • Lập kế hoạch M&E;
  • Phương pháp và công cụ thu thập dữ liệu;
  • Phân tích dữ liệu (đánh giá);
  • Lồng ghép kết quả M&E trong việc điều chỉnh, cập nhật kế hoạch;
  • Công khai kết quả M&E;
  • Làm bài tập và thực hành trên hiện trường về M&E thực hiện phương án QLRBV.

Bản quyền thuộc về Trung tâm đào tạo quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng