Môn học này cung cấp thông tin tổng quan và kiến thức chung về QLRBV và CCR. Các học viên cần được trang bị kiến thức chung về khái niệm QLRBV và CCR, khung pháp lý và bối cảnh pháp lý quốc tế và Việt Nam có liên quan. Thông tin về hiện trạng, cơ hội và thách thức của việc triển khai QLRBV và CCR, và kiến thức chung về vai trò và chức năng của rừng đối với việc ra quyết định và lập kế hoạch. Các nội dung chính gồm:

    • Giới thiệu về QLRBV; các nguyên tắc sinh thái, kinh tế và xã hội trong quản lý rừng;
    • Giới thiệu CCR và các hệ thống CCR.
    • Khung pháp lý quốc tế có liên quan (ILO, CBD, Stochkhom, CITES…) và quy định pháp luật của Việt Nam về QLRBV và CCR.
    • Thực trạng, cơ hội và thách thức trong bối cảnh hiện tại và nhiệm vụ cho các nhà quản lý rừng.

Môn học này cung cấp kiến thức về điều tra, kiểm kê rừng (cả rừng tự nhiên và rừng trồng). Các nội dung bao gồm:

    • Mục tiêu điều tra, kiểm kê rừng;
    • Phân loại rừng (theo nguồn gốc, loại rừng, khối lượng / sản lượng rừng, điều kiện lập địa);
    • Thiết kế mẫu điều tra, tuyến điều tra, thiết lập các ô mẫu (ô tạm thời và định vị);
    • Chuẩn bị điều tra, kiểm kê (dụng cụ, bản đồ…);
    • Phương pháp điều tra, kiểm kê rừng (cây gỗ, tái sinh, LSNG…);
    • Đo cây (đường kính, chiều cao…);

Cung cấp kiến thức xây dựng và cập nhật các bản đồ cần thiết cho việc xây dựng và thực hiện phương án QLRBV, gồm các nội dung:

    • Mục tiêu xây dựng và cập nhật bản đồ;
    • Các loại bản đồ chuyên đề cần thiết cho việc xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng.
    • Phương pháp xây dựng bản đồ và cập nhật bản đồ (ứng dụng viễn thám, GIS, khảo sát mặt đất với GPS); nội dung kỹ thuật của từng loại bản đồ (định dạng, đặc điểm kỹ thuật, tỷ lệ, bố cục…).
    • Khai thác thông tin từ bản đồ (khu vực, thuộc tính, dữ liệu…).
    • Thực hành trên hiện trường về kiểm tra và khoanh vẽ một số lớp thông tin chuyên đề.

Cung cấp kiến thức về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và rừng có giá trị bảo tồn cao (HCVF), bao gồm cả môi trường sống, vùng đệm, hành lang dọc theo các dòng nước (hồ, suối…). Một số nội dung chính:

    • Các quy định quốc tế và Việt Nam về các loài cần được bảo vệ;
    • Phương pháp điều tra, đánh giá đa dạng sinh học;
    • Phương pháp đánh giá HCVF;
    • Phân loại và nhận biết các loài cây rừng cần được bảo vệ, bao gồm phân bố tự nhiên và đặc điểm sinh thái;
    • Xây dựng kế hoạch bảo tồn bao gồm lập bản đồ sinh cảnh của các loài cần được bảo vệ (loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng và bị đe dọa); các mối đe dọa và hoạt động chính để ngăn chặn hoặc giảm thiểu các mối đe dọa này;
    • Thực hành trên hiện trường về điều tra đa dạng sinh học, điều tra HCVF, nhận biết một số loài cần được bảo vệ.

Cung cấp kiến thức về phương pháp EIA trong các hoạt động lâm nghiệp. Mục tiêu của EIA là xác định tác động tiêu cực tiềm tàng của các hoạt động lâm nghiệp đối với môi trường cũng như đa dạng sinh học và đề xuất các giải pháp phù hợp để giảm thiểu các tác động. Môn học nên bao gồm các chủ đề sau:

    • Yêu cầu của EIA;
    • Xác định các hoạt động lâm nghiệp có thể ảnh hưởng đến môi trường và đa dạng sinh học / HCVF;
    • Phương pháp EIA;
    • Phân tích dữ liệu và giải pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực;
    • Các giải pháp lồng ghép trong kế hoạch QLRBV;
    • Thực hiện các giải pháp;
    • Giám sát việc thực hiện;
    • Lập báo cáo EIA trong thực hiện phương án QLRBV;
    • Thực hành trên hiện trường về kỹ thuật EIA bởi một số hoạt động lâm nghiệp như vườn ươm, chuẩn bị hiện trường trồng rừng, khai thác gỗ…

Cung cấp kiến thức về quan hệ với cộng đồng bao gồm đánh giá tác động của các hoạt động lâm nghiệp tới cộng đồng, chia sẻ lợi ích, giải quyết mâu thuẫn. Các nội dung gồm:

    • Xác định các cộng đồng địa phương và các bên liên quan ở các khu vực xung quanh và lợi ích có liên quan của họ;
    • Phương pháp đánh giá tác động xã hội (SIA);
    • Chia sẻ lợi ích giữa đơn vị quản lý rừng và cộng đồng;
    • Xung đột tiềm tàng nảy sinh từ các hoạt động lâm nghiệp (như xây dựng và sử dụng đường, quyền sử dụng đất, sử dụng nước) và các giải pháp giảm thiểu xung đột;
    • Phương pháp tham vấn các bên liên quan khi tiến hành EIA và SIA;
    • Thực hành EIA và SIA.

Cung cấp kiến thức về quản lý nguồn giống, vườn ươm và sản xuất cây giống theo quy định hiện hành về quản lý giống và vườn ươm, cụ thể:

    • Quản lý giống bao gồm rừng giống, vườn giống, vật liệu giống…
    • Xây dựng và quản lý vườn ươm đáp ứng các yêu cầu quy định về sản xuất cây giống, bao gồm chứng nhận nguồn giống và cây giống, sử dụng hóa chất…
    • Các kỹ thuật cơ bản trong sản xuất cây giống (tập trung một số loài trồng rừng phổ biến), bệnh cây điển hình, đánh giá và cải thiện chất lượng cây giống;
    • Thực hành kỹ thuật vườn ươm và sản xuất cây giống tại một vườn ươm. Thăm quan các mô hình trồng rừng bằng các nguồn giống được cải thiện.

Cung cấp kiến thức về khái niệm và kỹ thuật lâm sinh cho rừng tự nhiên theo các quy định hiện hành.

    • Các nguyên tắc cơ bản (sinh thái và kinh tế) cho phục hồi và nuôi dưỡng rừng nhằm đáp ứng các mục tiêu quản lý rừng đặt ra (sản xuất gỗ, LSNG, dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái…);
    • Quy định các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng tự nhiên
    • Xúc tiến tái sinh tự nhiên: Xác định cây tái sinh mục đích, mở tán, chăm sóc cây tái sinh…
    • Trồng làm giàu rừng, bao gồm lựa chọn loài cây (kiến thức về nhu cầu sinh thái và tiềm năng phát triển của các loài cây có liên quan), chuẩn bị hiện trường và trồng rừng, phương pháp trồng dưới tán;
    • Nuôi dưỡng rừng tự nhiên dựa trên các nguyên tắc và phương pháp tiên tiến để kiểm soát sinh trưởng và chất lượng của rừng theo mục tiêu quản lý;
    • Thực hành trên hiện trường về các biện pháp kỹ thuật xúc tiến tái sinh và làm giàu rừng.

Cung cấp kiến thức về khái niệm và kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng theo các quy định hiện hành:

    • Các nguyên tắc cơ bản (sinh thái và kinh tế) trong trồng, chăm sóc và nuôi dưỡng rừng trồng nhằm đáp ứng các mục tiêu đặt ra (sản xuất gỗ, LSNG, dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái…);
    • Quy định các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng trồng
    • Phân dạng lập địa, lựa chọn loài phù hợp điều kiện lập địa;
    • Lựa chọn loài cây trồng cho các mục đích khác nhau;
    • Chuẩn bị hiện trường và trồng rừng;
    • Chăm sóc, bón phân, tỉa cành và tỉa thưa;
    • Các khía cạnh kinh tế và sinh thái của rừng trồng, các hệ thống nông lâm kết hợp;

Cung cấp thông tin và kiến thức về quy định hiện hành trong phòng trừ sâu bệnh hại cây rừng, cách phòng trừ sâu bệnh hại rừng trồng một số loài cây phổ biến và các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp.

    • Các quy định hiện hành về phòng trừ sâu bệnh hại cây rừng;
    • Thông tin và kiến thức chung về sâu bệnh do nấm, vi khuẩn và côn trùng ảnh hưởng đến cây rừng (chủ yếu ở vườn ươm và rừng trồng);
    • Quá trình gây bệnh, triệu chứng, cách nhận biết sâu bệnh hại một số loài cây trồng rừng phổ biến (cả vườn ươm và rừng trồng);
    • Các biện pháp phòng, trừ, quản lý dịch hại tổng hợp;
    • Thực hành trên hiện trường về cách nhận biết sâu bệnh hại một số loài cây trồng phổ biến và một số biện pháp phòng trừ.

Cung cấp kiến thức về kỹ thuật RIL (bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng), từ lập kế hoạch, thiết kế đến thực hiện, bao gồm các nội dung sau:

    • Những yêu cầu đối với RIL;
    • Thiết kế RIL;
    • Trang thiết bị và bảo trì;
    • An toàn lao động / sơ cứu / thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE);
    • Lán trại;
    • Quản lý chất thải;
    • Kỹ thuật chặt hạ;
    • Vận xuất, vận chuyển gỗ;
    • Vệ sinh rừng sau khai thác;
    • Thực hành trên hiện trường về một số biện pháp RIL.

Cung cấp kiến thức về thiết kế, xây dựng và bảo trì hệ thống đường lâm nghiệp và bãi gỗ trên nguyên tắc sinh thái và kinh tế:

    • Phân loại đường và mật độ đường;
    • Thiết kế hệ thống đường (đường vận xuất, đường lâm sinh);
    • Thông số kỹ thuật của đường;
    • Sửa đường;
    • Bảo dưỡng đường;
    • Xây dựng bãi gỗ;
    • Kiểm soát xói mòn đất;
    • Kiểm soát sạt lở đất;
    • Thoát nước;
    • An toàn lao động;
    • Quản lý chất thải;
    • Thực hành trên hiện trường về một số biện pháp bảo trì hệ thống đường lâm nghiệp.

Môn học này cung cấp thông tin tổng quan và kiến thức chung về QLRBV và CCR. Các học viên cần được trang bị kiến thức chung về khái niệm QLRBV và CCR, khung pháp lý và bối cảnh pháp lý quốc tế và Việt Nam có liên quan. Thông tin về hiện trạng, cơ hội và thách thức của việc triển khai QLRBV và CCR, và kiến thức chung về vai trò và chức năng của rừng đối với việc ra quyết định và lập kế hoạch. Các nội dung chính gồm:

    • Giới thiệu về QLRBV; các nguyên tắc sinh thái, kinh tế và xã hội trong quản lý rừng;
    • Giới thiệu CCR và các hệ thống CCR.
    • Khung pháp lý quốc tế có liên quan (ILO, CBD, Stochkhom, CITES…) và quy định pháp luật của Việt Nam về QLRBV và CCR.
    • Thực trạng, cơ hội và thách thức trong bối cảnh hiện tại và nhiệm vụ cho các nhà quản lý rừng.

Cung cấp kiến thức về các công ước của ILO và pháp luật lao động của Việt Nam liên quan đảm bảo sức khỏe và an toàn lao động cho người lao động làm việc trong ngành lâm nghiệp:

    • Các quy định về an toàn lao động liên quan đến hoạt động lâm nghiệp;
    • Đánh giá rủi ro liên quan đến các hoạt động khác nhau (an toàn lao động & sức khỏe trong công tác Lâm nghiệp)
    • An toàn lao động trong các hoạt động lâm nghiệp bao gồm: sản xuất cây giống, trồng rừng, khai thác gỗ, vận chuyển gỗ, chế biến gỗ…;
    • Kỹ thuật sơ cứu tại hiện trường khi có tai nạn;
    • Sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón trong hoạt động lâm nghiệp

Môn học này cung cấp kiến thức và kỹ năng cho các học viên về phân tích kinh tế, tài chính và thị trường để phát triển phương án kinh doanh của doanh nghiệp:

  • Phân tích kinh tế;
  • Phân tích tài chính;
  • Phân tích thị trường (thị trường trong nước và quốc tế về gỗ, LSNG, PES…);
  • Xây dựng phương án kinh doanh;
  • Làm bài tập thực hành xây dựng phương án kinh doanh cho một doanh nghiệp lâm nghiệp.

Môn học cung cấp thông tin và kiến thức về xây dựng kế hoạch quản lý rừng phục vụ xây dựng phương án QLRBV phù hợp với các quy định pháp luật. Nội dung môn học bao gồm:

    • Mục tiêu của xây dựng phương án QLRBV;
    • Quy định về xây dựng phương án QLRBV (Thông tư số 28/2018 của Bộ NN & PTNT);
    • Dữ liệu cần thiết để lập kế hoạch và xây dựng phương án QLRBV;
    • Tham vấn các bên liên quan trong xây dựng phương án QLRBV;
    • Các hoạt động lâm nghiệp được xác định trong phương án QLRBV;
    • Tính toán lượng gỗ và lâm sản khai thác;
    • Tính toán kinh phí;
    • Đánh giá và quản lý rủi ro;
    • Trình tự thủ tục phê duyệt phương án QLRBV;
    • Thực hiện phương án QLRBV;

Cung cấp kiến thức về lập kế hoạch M&E, kỹ thuật M&E phục vụ cho việc xây dựng, điều chỉnh và giám sát thực hiện phương án QLRBV. M&E phải bao gồm tất cả các hoạt động và các khía cạnh, kể cả là chuỗi hành trình sản phẩm (CoC). Nội dung môn học bao gồm các chủ đề sau:

    • Yêu cầu về M&E;
    • Định nghĩa / xác định các chỉ số;
    • Lập kế hoạch M&E;
    • Phương pháp và công cụ thu thập dữ liệu;
    • Phân tích dữ liệu (đánh giá);
    • Lồng ghép kết quả M&E trong việc điều chỉnh, cập nhật kế hoạch;
  • Công khai kết quả M&E;
  • Làm bài tập và thực hành trên hiện trường về M&E thực hiện phương án QLRBV.

Cung cấp kiến thức và thông tin về CCR và một số hệ thống CCR quan trọng như FSC, PEFC, cụ thể như sau:

    • Giới thiệu chung về CCR (bối cảnh, lịch sử phát triển, lợi ích, cấu trúc hệ thống CCR…);
    • Giới thiệu các hệ thống CCR như PEFC, FSC và hệ thống quốc gia bao gồm các bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững (FM), chuỗi hành trình sản phẩm (CoC), tiêu chuẩn chứng chỉ nhóm (FM và CoC);
    • Quy trình cấp chứng chỉ;
    • Phí cấp chứng chỉ;
    • Kỹ thuật đánh giá, báo cáo chứng chỉ, báo cáo giải trình, yêu cầu hành động khắc phục (CAR);
    • Đánh giá tác động môi trường & đánh giá tác động xã hội (EIA & SIA), đánh giá rừng có giá trị bảo tồn cao (HCVF), tham vấn các bên liên quan
    • Các lỗi không tuân thủ phổ biến phát hiện trong quá trình đánh giá cấp chứng chỉ tại Việt Nam; kinh nghiệm sửa lỗi và đóng lỗi;
    • Chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm (CoC).
    • Khảo sát và thực hành (một số hoạt động của kiểm toán viên, các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, đánh giá tác động môi trường).

Cung cấp kiến thức về các yêu cầu, nội dung và cách phát triển QMB, bao gồm tất cả các hướng dẫn và quy trình cần thiết cho thực hiện QLRBV và CCR. Môn học bao gồm các chủ đề sau:

    • Yêu cầu của QMB;
    • Khuôn khổ pháp lý và quy định nội bộ của chủ rừng;
    • Quy trình quản lý và phân công trách nhiệm;
    • Quy trình kỹ thuật: Điều tra kiểm kê rừng, khảo sát động thực vật hoang dã; đánh giá tác động môi trường (EIA); đánh giá tác động xã hội (SIA); xây dựng bản đồ, khảo sát sử dụng đất, lập bản đồ chức năng rừng; HCVF, khai thác giảm thiểu tác động, thiết kế khai thác, kỹ thuật lâm sinh, sản xuất cây giống, xây dựng và bảo trì đường bộ; CITES, quản lý chất thải…;
    • Các quy trình khác: Tham vấn các bên liên quan, an toàn lao động, quan hệ cộng đồng, lập và điều chỉnh kế hoạch, đào tạo, chuỗi hành trình sản phẩm (CoC), bán gỗ, quản lý và lưu trữ hồ sơ…
    • Điều chỉnh và cập nhật quy trình.

Bản quyền thuộc về Trung tâm đào tạo quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng