Dòng chuyên gia quản lý tài nguyên rừng và sử dụng đất

Môn học này cung cấp thông tin tổng quan và kiến thức chung về QLRBV và CCR. Các học viên cần được trang bị kiến thức chung về khái niệm QLRBV và CCR, khung pháp lý và bối cảnh pháp lý quốc tế và Việt Nam có liên quan. Thông tin về hiện trạng, cơ hội và thách thức của việc triển khai QLRBV và CCR, và kiến thức chung về vai trò và chức năng của rừng đối với việc ra quyết định và lập kế hoạch. Các nội dung chính gồm:

  • Giới thiệu về QLRBV; các nguyên tắc sinh thái, kinh tế và xã hội trong quản lý rừng;
  • Giới thiệu CCR và các hệ thống CCR.
  • Khung pháp lý quốc tế có liên quan (ILO, CBD, Stochkhom, CITES…) và quy định pháp luật của Việt Nam về QLRBV và CCR.
  • Thực trạng, cơ hội và thách thức trong bối cảnh hiện tại và nhiệm vụ cho các nhà quản lý rừng.

Môn học này cung cấp kiến thức về điều tra, kiểm kê rừng (cả rừng tự nhiên và rừng trồng). Các nội dung bao gồm:

  • Mục tiêu điều tra, kiểm kê rừng;
  • Phân loại rừng (theo nguồn gốc, loại rừng, khối lượng / sản lượng rừng, điều kiện lập địa);
  • Thiết kế mẫu điều tra, tuyến điều tra, thiết lập các ô mẫu (ô tạm thời và định vị);
  • Chuẩn bị điều tra, kiểm kê (dụng cụ, bản đồ…);
  • Phương pháp điều tra, kiểm kê rừng (cây gỗ, tái sinh, LSNG…);
  • Đo cây (đường kính, chiều cao…);

Cung cấp kiến thức xây dựng và cập nhật các bản đồ cần thiết cho việc xây dựng và thực hiện phương án QLRBV, gồm các nội dung:

  • Mục tiêu xây dựng và cập nhật bản đồ;
  • Các loại bản đồ chuyên đề cần thiết cho việc xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng.
  • Phương pháp xây dựng bản đồ và cập nhật bản đồ (ứng dụng viễn thám, GIS, khảo sát mặt đất với GPS); nội dung kỹ thuật của từng loại bản đồ (định dạng, đặc điểm kỹ thuật, tỷ lệ, bố cục…).
  • Khai thác thông tin từ bản đồ (khu vực, thuộc tính, dữ liệu…).
  • Thực hành trên hiện trường về kiểm tra và khoanh vẽ một số lớp thông tin chuyên đề.

Cung cấp kiến thức về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và rừng có giá trị bảo tồn cao (HCVF), bao gồm cả môi trường sống, vùng đệm, hành lang dọc theo các dòng nước (hồ, suối…). Một số nội dung chính:

  • Các quy định quốc tế và Việt Nam về các loài cần được bảo vệ;
  • Phương pháp điều tra, đánh giá đa dạng sinh học;
  • Phương pháp đánh giá HCVF;
  • Phân loại và nhận biết các loài cây rừng cần được bảo vệ, bao gồm phân bố tự nhiên và đặc điểm sinh thái;
  • Xây dựng kế hoạch bảo tồn bao gồm lập bản đồ sinh cảnh của các loài cần được bảo vệ (loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng và bị đe dọa); các mối đe dọa và hoạt động chính để ngăn chặn hoặc giảm thiểu các mối đe dọa này;
  • Thực hành trên hiện trường về điều tra đa dạng sinh học, điều tra HCVF, nhận biết một số loài cần được bảo vệ.

Môn học cung cấp thông tin và kiến thức về xây dựng kế hoạch quản lý rừng phục vụ xây dựng phương án QLRBV phù hợp với các quy định pháp luật. Nội dung môn học bao gồm:

  • Mục tiêu của xây dựng phương án QLRBV;
  • Quy định về xây dựng phương án QLRBV (Thông tư số 28/2018 của Bộ NN & PTNT);
  • Dữ liệu cần thiết để lập kế hoạch và xây dựng phương án QLRBV;
  • Tham vấn các bên liên quan trong xây dựng phương án QLRBV;
  • Các hoạt động lâm nghiệp được xác định trong phương án QLRBV;
  • Tính toán lượng gỗ và lâm sản khai thác;
  • Tính toán kinh phí;
  • Đánh giá và quản lý rủi ro;
  • Trình tự thủ tục phê duyệt phương án QLRBV;
  • Thực hiện phương án QLRBV;

Bản quyền thuộc về Trung tâm đào tạo quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng